Tác phẩm P. Q. Phan

  • Concerto cho bộ gõ hỗn hợp (Concerto for percussion and mixed ensemble), được lấy cảm hứng từ tiếng trống trận Bình Định xuất quân thời Tây Sơn, sử dụng hỗn hợp 40 loại nhạc cụ bộ gõ bằng da, gỗ và kim loại tập hợp thành một dàn nhạc.
  • Những hồi ức về một linh hồn đã mất (Memoirs of a lost soul), được viết sau khi P. Q. Phan tốt nghiệp năm 1995. Tác phẩm viết cho tứ tấu đàn dây và các nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Gồm bốn phần: phần 1 "Tiếng khóc lúc nửa đêm", phần 2 "Trò chơi kèn chuối" (Banana trumpet games), phần 3 "Thảm cảnh tại rạp hát" (Tragedy at The Opera), phần cuối "Lễ rước" (Courting). Tác phẩm đã đạt một kỷ lục khi được diễn trên khắp thế giới hơn 500 lần cùng nhiều dàn nhạc nổi tiếng.[2]
  • A Vietnamese Requiem, dàn đồng ca hát 8 giọng, và dàn nhạc thính phòng để tưởng niệm 10 triệu nạn nhân chiến tranh tại Việt Nam trong thế kỷ XX. Tác phẩm sử dụng kinh Phật phái Nguyên Thủy bằng tiếng Việt với tiếng mõ của đạo Phật.[1]

Câu chuyện bà Thị Kính

Vở opera "Câu chuyện bà Thị Kính" (The Tale of Lady Thị Kính) được công diễn vào năm 2014. Tác phẩm được chuyển thể từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, dài 135 phút có 15 vai diễn. Đây là lần đầu tiên có hai bài hợp xướng được hát bằng tiếng Việt trong một vở opera được dàn dựng và biểu diễn trên sân khấu nhạc kịch thế giới. Vở opera được công diễn tại nhà hát Opera của Đại học Indiana và do trường Đại học Indiana đầu tư hơn 500.000 đôla xây dựng vở diễn, tham gia dàn dựng, diễn xuất.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: P. Q. Phan http://www153.pair.com/bensav/Compositeurs/Phan.PQ... http://www.pqphan.com http://info.music.indiana.edu/error/404.shtml http://info.music.indiana.edu/faculty/current/phan... http://seas.indiana.edu/~seas/faculty/Phan.shtml http://www.americancomposers.org/pacifica_phan_art... http://www.oaklandsymphony.org/artist/p-q-phan/ http://www.hoinhacsi.vn/nha-soan-nhac-phan-quang-p... http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-hoa-n... http://vietnamnews.vn/sunday/features/261667/condu...